Sơn công nghệ xanh – Bước tiến trong ngành sơn

Sơn công nghệ xanh – Bước tiến trong ngành sơn - 1

 

Những tháng cuối năm dồn dập với bao việc tấp nập cần hoàn thành, những căn nhà dang dở đang chờ ngày thi công hoàn thiện và khoác lên mình những tấm áo mới sáng láng. Cũng vào lúc này chủ nhà đau đầu với các dòng sơn, lựa chọn dòng sơn nào vừa tiết kiệm chi phí, vừa phù hợp? Dưới đây sẽ là những phân tích quan trọng giúp cho bạn gỡ mắc được bài toán khó trong việc lựa chọn dòng sơn phù hợp nhất.

 

Những dòng sơn nên từ chối thẳng thừng

 

Sơn có chứa chì và thủy ngân

 

Nhiều sản phẩm sơn chứa hàm lượng chì và thủy ngân rất cao, nên gia chủ có thể bị nhiễm độc khi sống trong ngôi nhà được sơn bằng sản phẩm có sử dụng chì và thủy ngân. Đối tượng dễ bị nhiễm độc nhất trong gia đình chính là trẻ em, nếu hít phải bụi sơn; đút tay hoặc nhặt bất cứ thứ gì có dính bụi sơn đưa vào miệng. Ở trẻ, nhiễm độc chì và thủy ngân gây tác hại nghiêm trọng hơn, vì hệ thần kinh của trẻ rất nhạy cảm.

 

Sơn công nghệ xanh – Bước tiến trong ngành sơn - 2

 

Thủy ngân xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp và da. Chất này gây cảm giác rát cho da và mắt khi tiếp xúc. Nếu hít phải hơi thủy ngân dễ dẫn đến những cơn ho, đau tức ngực, có cảm giác đau rát ở phổi và gây khó thở. Tiếp xúc với thủy ngân thường xuyên sẽ có nguy cơ bị nhiễm độc. Triệu chứng thường nhận thấy là tay chân bị run, giảm trí nhớ, mất khả năng tập trung, mờ mắt và suy giảm chức năng thận.

Để nhận biết sản phẩm không chứa chì & thủy ngân rất đơn giản, đa phần các hãng sơn sẽ ghi rõ “Sản phẩm không chứa chì và thủy ngân” hoặc nhận biết qua nhãn “xanh”, sản phẩm được cấp chứng chỉ xanh phải là sản phẩm không chứa hai chất độc hại này.

 

Sơn không có khả năng chống thấm, chống ẩm

 

Sơn công nghệ xanh – Bước tiến trong ngành sơn - 3

 

Nhiều gia đình gặp hiện tượng, sơn nhà xong được ít lâu đã bị bong tróc, thấm dột, hư hỏng và tạo ra các ổ chứa vi khuẩn trên bề mặt tường. Hiện tượng này có thể do quá trình sơn không dùng biện pháp chống thấm hợp lý hoặc do sơn không đảm bảo tiêu chí chống thấm, kháng khuẩn. Bề mặt tường không những bị thiếu thẩm mỹ mà còn mốc meo, ố vàng là môi trường thích hợp cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở.

 

Hẳn nhiên một môi trường ẩm mốc không thể là nơi an toàn cho các thành viên trong gia đình, không chỉ khiến người trong nhà mắc các bệnh về đường hô hấp mà còn gặp các bệnh da liễu, nấm ngứa... Những bệnh này đặc biệt nguy hiểm đối với người già và trẻ nhỏ. Làm sao không khỏi lo lắng khi ngôi nhà bạn bỗng dưng trở thành nơi chứa đầy các mầm mống gây bệnh cho các thành viên trong gia đình.

 

(Theo Khám Phá).


Bài viết cùng danh mục: