Cách pha sơn đạt chuẩn bạn không thể bỏ qua

Một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến độ bền, đẹp của màng sơn khô chính là cách pha sơn. Có thể thấy, bất kỳ một sản phẩm sơn nào đang lưu thông trên thị trường của các nhà sản xuất cũng đều có phần hướng dẫn sử dụng trên thân vỏ bao bì. Trong đó có hạng mục hướng dẫn các pha sơn, tuy nhiên việc hướng dẫn chỉ giới hạn trong một tỉ lệ nhất định mà không hướng dẫn chi tiết cụ thể.

Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cho quý khách hàng hiểu rõ chi tiết hơn cách pha sơn đạt chuẩn theo quy định của các nhà sản xuất sơn, nhằm đảm bảo sau khi thợ thi công pha xong, sơn sẽ đạt được chất lượng đúng theo quy định của các nhà sản xuất và sau khi thi công sẽ cho ta sản phẩm được sơn tốt nhất.

 

Tại sao phải pha sơn đúng cách?

Có thể bạn chưa biết chất lượng hoàn thiện cuối cùng của công trình phụ thuộc rất lớn vào lớp sơn mà trong đó cách pha sơn theo quy định là đặc biệt quan trọng. Việc pha sơn đúng chuẩn nhà sản xuất trên thực tế nó còn mang đến nhiều lợi ích như:

  • Pha sơn đạt chuẩn sẽ giúp cho quá trình thi công được thực hiện dễ dàng hơn (sơn pha sai kỹ thuật thường bị đặc quá hoặc loãng quá, điều này gây khó khăn rất lớn cho việc thi công, đó là chưa nói đến ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng lớp sơn)
  • Pha sơn đạt chuẩn giúp cho màu sắc sơn khi thi công đúng với mong muốn của khách hàng
  • Pha sơn đúng cách tạo điều kiện cho lớp sơn được bền đẹp, giúp sơn chống chịu lại những tác động trực tiếp từ môi trường bên ngoài từ đó góp phần mang lại tuổi thọ cao cho công trình.

 

Các yếu tố ảnh hưởng đến cách pha sơn đạt chuẩn

Trong quá trình thực hiện thì cách pha sơn đạt chuẩn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố đó có thể kể đến:

Loại sơn: Cách pha sơn sẽ khác nhau giữa các hạng mục sơn khác nhau như:

  • Sơn nhà
  • Sơn công nghiệp
  • Sơn chống thấm
  • Sơn 1 thành phần
  • Sơn 2 thành phần
  • …..

Thương hiệu sơn: Đối với mỗi loại sơn thì nhà sản xuất sẽ có những công thức, quy định, quy chuẩn về cách pha sơn cụ thể cho từng sản phẩm do nhà sản xuất đó làm ra và thông tin cụ thể được in đầy đủ trên bao bì sản phẩm. Mỗi hãng sơn có quy chuẩn là khác nhau không hãng nào giống hãng nào.

Tay nghề của người thực hiện: Đương nhiên một người thợ chuyên nghiệp có nhiều kinh nghiệm pha sơn sẽ giúp bạn an tâm hơn so với việc nó được thực hiện bởi một người lần đầu pha sơn trong tư thế lóng ngóng.

 

Cách pha sơn đạt chuẩn

Để hiểu rõ về cách pha sơn đạt chuẩn. Trước tiên, ta tìm hiểu về các loại sơn đặc trưng hiện có trên thị trường:

  • Sơn nước
  • Sơn chống thấm pha xi măng
  • Sơn Alkyd (chống rỉ, sơn dầu1 thành phần)
  • Sơn epoxy (2 thành phần)
  • Sơn PU (Polyurethane)

Cách pha sơn của các loại sơn khác nhau sẽ không giống nhau. Chi tiết cụ thể cách pha sơn của từng hạng mục sơn như sau:

 

1. Cách pha sơn nước đạt chuẩn

Sơn nước hay còn gọi là sơn tường, sơn nhà. Để pha sơn nước đạt chuẩn các nhà sản xuất đã đưa ra khuyến cáo như sau: Theo quy định của nhà sản xuất thì cách pha sơn nước được quy định như sau:

Đối với sơn lót và sơn phủ màu thì bạn có thể pha thêm với nước sạch theo tỷ lệ 5- 10% , sau đó sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để khuấy đều sơn trước khi thi công.

Ví dụ: Một thùng sơn lót 18 Lít thì bạn có thể pha thêm với nước sạch theo tỷ lệ 5%-10% tương ứng khoảng từ 0,9 - 1,8 Lít.

Trong trường hợp quá nóng, khi mức nhiệt độ dao động từ 35- 40oC thì thợ thi công có thể sử dụng cách phun sương hoặc lăn lu ướt lên tường để tránh tình trạng tường nóng quá sẽ hấp thụ hết nước của lớp bả hay sơn. Hoặc bạn cũng có thể tăng thêm lượng nước sạch phù hợp trong quá trình pha sơn nước.

Chú ý: Đối với sơn nhà thì các gia chủ, các thợ thầu chỉ được phép pha loãng sơn với nước sạch theo tỷ lệ đã được quy định. Tuyệt đối không được phép pha màu sơn hoặc trộn giữa các dòng sơn với nhau.

 

Thêm một lưu ý nữa:

Trong quá trình thi công sơn thì thợ thi công cần sử dụng 2 thùng sơn. Tiến hành rót ra lượng sơn cần để thi công vào thùng thứ 2. Sau đó đóng thật chặt nắp của thùng sơn thứ nhất lại để bảo vệ phần sơn chưa sử dụng. Làm như vậy, sẽ tránh được tình trạng sơn nhanh khô, khó thi công và ảnh hưởng đến chấtt lượng công trình.

 

 

Lưu ý: không nên pha sơn quá đặc hoặc quá lỏng, vì nếu khi pha sơn đặc sẽ dẫn đến tốn chi phí và thời gian hơn nếu như thiếu sơn hay pha quá loãng sẽ ảnh hưởng đến độ phủ của sơn, làm cho sơn không phủ đều được.

 

2. Cách pha sơn chống thấm pha xi măng

Sơn chống thấm pha xi măng là một trong những loại sơn chống thấm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay bởi những tính năng: dễ thi công, mang lại khả năng chống thấm hiệu quả…

Cách pha sơn chống thấm đạt chuẩn được thực hiện như sau:

Bước 1: Trước tiên bạn cần phải tìm hiểu kỹ về sản phẩm và cách pha sơn theo từng tỷ lệ được quy định.

Bước 2: Chuẩn bị hỗn hợp chống thấm theo tỉ lệ 0.5L nước: 1kg xi măng: 1kg sơn chống thấm

Bước 3: Sử dụng máy máy khuấy chuyên dụng để trộn đều hỗn hợp

Bước 4:  Sử dụng một chiếc thùng sạch, trộn xi măng vào nước cho hết vón cục sau đó trộn với sơn chống thấm và khuấy đều.

 

 

Lưu ý: hỗn hợp đã trộn cần được sử dụng ngay tránh để lâu sản phẩm sẽ bị đông cứng. Do vậy trong vòng 2h đồng hồ sau khi pha, sơn cần được sử dụng ngay.

 

3. Sơn Alkyd (chống rỉ, sơn dầu1 thành phần)

Sơn Alkyd thường bao gồm 2 loại:

  • Sơn chống rỉ 1 thành phần
  • Sơn dầu 1 thành phần

Thông thường sơn sau khi khui ra vẫn rất đặc, không thể sử dụng ngay mà chúng ta cần phải pha chế để có thể sử dụng. Các bước pha chế cho sơn chống rỉ bao gồm các bước như sau:

+ Rót ra một phần sơn vừa đủ để sơn, sau đó đóng thật chặt nắp của lon sơn lại để bảo vệ phần sơn chưa sử dụng.

+ Chọn dung môi pha loãng sơn, thường là: xăng, Etylen, Ancol… với tỷ lệ (từ 5% – 10%) với thể tích sơn tùy theo nhà sản xuất đã đưa. Không nên sử dụng các loại hoá chất khác để pha trộn với sơn chống rỉ, tốt nhất nên pha theo dung môi pha sơn mà nhà sản xuất khuyến nghị.

+ Trước khi thi công cần khuấy đều dung môi và sơn đến khi dung môi đã hòa thành một thể dung dịch, trước khi sử dụng nhằm đảm bảo sơn được đều và tốt nhất không bị cô đọng. Khi thi công sơn chống rỉ nên sử dụng, con lăn, chổi sơn hoặc súng phun tuỳ bề mặt mà chọn phương pháp thi công thích hợp để tiết kiệm thời gian và có độ bền tốt nhất.

Lưu ý: bạn nên đổ sơn ra một lon sơn trống có nắp để khi sơn, nếu ngưng lại bạn đậy nắp lại thì sơn sẽ không bị hư. Sơn màu hay sơn lót đều có cách pha tương tự nhau chỉ khác ở tỷ lệ và thành phần dung môi.

 

Tiến hành pha sơn 2 thành phần như sau:

 

 

Tiến hành khuấy đều thành phần A sau đó đổ từ từ thành phần B vào. Tiếp theo, dùng máy khuấy sơn chuyên dụng để trộn đều 2 thành phần với nhau để tạo ra một hỗn hợp đồng nhất (nhớ tuân thủ đúng định mức và tỷ lệ pha trộn mà nhà sản xuất quy định)

Trong trường hợp sau khi pha trộn hỗn hợp vẫn hơi đặc thì bạn có thể pha thêm tối đa 10% dung môi pha sơn chuyên dụng do nhà sản xuất quy định.

Chú ý: Sơn sau khi đã pha cần thi công ngay, vì vậy nên pha sơn vừa đủ để thi công. Trung bình, thời gian sử dụng sơn đã pha từ  90-120 phút

 

5. Cách pha sơn PU (Polyurethane)

Polyurethane là tên chỉ một loại gốc sơn. Sơn PU là loại sơn công nghiệp 2 thành phần, hay còn gọi là sơn PU gốc Polyurethane được sử dụng cho:

  • Bề mặt kết cấu thép
  • Sàn bê tông
  • Ngoài ra, sơn PU còn được sử dụng cho gỗ.

Quy trình thi công cách pha sơn PU (Polyurethene) như sau;

Trước khi pha sơn PU thì người thực hiện cần mang đầy đủ  các dụng cụ bảo hộ như găng tay, đeo khẩu trang, quần áo bảo hộ,...

Tiên hành bật nắp thùng sơn

Để pha được sơn thì người thực hiện phải xác định được thành phần của sơn. Quá trình thực hiện pha sơn PU (Polyurethane) được thực hiện như sau:

Đổ từ từ thành phần B (chất đóng rắn) vào thành phần A (thành phần sơn) sau đó khuấy kỹ để tạo thành một dung dịch đồng nhất. 

Nếu như sau khi pha trộn, hỗn hợp sơn vẫn đặc quá thì thợ thi công được phép pha thêm dung môi (Thiner đặc chủng) theo quy định của nhà sản xuất với  tỷ lệ 5- 10% tạo điều kiện không bó đầu nòng súng phun sơn và lượng sơn ra đều trên bề mặt cần sơn.

Tóm lại: Để pha sơn đạt chuẩn thì trước khi pha sơn bạn nên tham khảo chi tiết hướng dẫn sử dụng pha sơn của nhà sản xuất được in trên bao bì. Tốt nhất, quá trình pha sơn nên được thực hiện bởi những thợ thi công có kinh nghiệm, có đầy đủ kiến thức và kỹ năng có thể xử lý mọi vấn đề xảy ra trong quá trình pha sơn để mang lại chât lượng pha sơn hoàn thiện nhất

Nếu bạn vẫn gặp khó khăn trong cách pha sơn có thể tham khảo ý kiến của đại lý bán sơn chuyên nghiệp hoặc liên hệ trực tiếp đến tổng đài chăm sóc khách hàng của thương hiệu sơn bạn quan tâm. Tại đây, đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp sẽ tư vấn chi tiết giúp bạn hiểu rõ về cách pha sơn này.


Bài viết cùng danh mục: